Động kinh: bệnh lí nguy hiểm cần phải biết!

Động kinh là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là sự lặp lại những cơn co giật do xung điện phóng ra từ thần kinh não bộ quá nhiều. Động kinh có khả năng dẫn đến những tình huống nguy hại đến tính mạng của người bệnh và những người xung quanh.

Động kinh là gì ?

Động kinh là một bệnh lý mạn tính của hệ thống thần kinh trung ương, xảy ra khi hoạt động não bị thay đổi, não phóng ra nhiều xung điện thần kinh cùng một lúc làm kích thích và dẫn đến cơn động kinh. Trong cơn động kinh, người bệnh thường mất ý thức, sau đó ý thức được phục hồi dần sau cơn động kinh. Mỗi cơn động kinh thường kéo dài từ 1-3 phút, tuy nhiên đây cũng có thể là thời gian đe doạ tính mạng của người bệnh trong một số tình huống nhất định như: đang lái xe, đang ở nơi sông nước,…

động kinh
Động kinh là gì? (Nguồn: Internet)

Biểu hiện của động kinh?

Bệnh động kinh có nhiều mức độ biểu hiện, một số người chỉ đứng nhìn chằm chằm khi lên cơn động kinh, nhưng bên cạnh đó có những trường hợp xuất hiện co thắt tay, chân liên tục. Thông thường, những nguy hiểm mà bệnh động kinh gây nên là do những cơn vắng ý thức, làm cơ thể mất kiểm soát và dẫn đến những biến chứng khó lường.

Vị trí phóng điện ở não và mức độ lan rộng của cơn động kinh sẽ hình thành nên đặc điểm của cơn động kinh trên lâm sàng. Dựa vào đó, người ta chia động kinh làm hai nhóm chính với những biểu hiện theo từng loại:

Động kinh toàn thể

Đây là loại động kinh xảy ra khi tất cả các vùng của não đều bị tác động. Cơn động kinh toàn thể được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn co cứng: mất ý thức đột ngột và co cứng toàn thân
  • Giai đoạn co giật: co giật theo nhịp, mắt trợn ngược, sùi bọt mép,…
  • Giai đoạn doãn cơ và hồi phục: các cơ giãn ra và thở trở lại

Thường sau mỗi cơn động kinh cục bộ người bệnh sẽ dần tỉnh lại hoặc có một giấc ngủ sâu. Khi tỉnh dậy người bệnh thường không biết được những gì xảy ra với mình trong cơn động kinh.

Động kinh khu trú

Khi các cơn co giật xảy ra trong một phần của não và dường như xảy ra từ những hoạt động bình thường. Các cơn động kinh khu trú có 2 loại :

  • Động kinh khu trú không mất ý thức: Những cơn động kinh này thường không gây mất ý thức của người bệnh, tuy nhiên cảm xúc, cách nhìn, ngửi, cảm nhận, nếm,… có thể bị thay đổi. Bên cạnh đó, các cử động co thắt không theo ý muốn cũng có thể xuất hiện ở một bộ phận của cơ thể (cánh tay, chân) và kèm theo các triệu chứng về cảm giác như: ngứa ran, chóng mặt, đèn nhấp nháy.
  • Động kinh khu trú thay đổi ý thức: Thông thường, đây là loại động kinh làm mất hoặc thay đổi một phần ý thức của người bệnh. Trong cơn động kinh, bệnh nhân có thể nhìn chằm chằm vào gì đó trong không gian và không có phản ứng với môi trường xung quanh hoặc họ có thể thực hiện một số động tác và lặp đi lặp lại các động tác đó như: xoa tay, nhai, nuốt, đi theo vòng tròn.

Động kinh có di truyền hay không?

Động kinh là một bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, chiếm tỉ lệ 0.5-0.8% dân số. Hằng năm, tỷ lệ mới mắc khoảng 20-70/100 dân, trong đó có khoảng 10-25% số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị động kinh. Động kinh là bệnh lý có tính di truyền và thường gặp hơn ở trẻ em.

Nguyên nhân gây ra động kinh?

Một nửa số ca động kinh người ta chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể, phần còn lại thuộc một trong những nguyên nhân sau:

  • Tai biến khi sinh
  • Di truyền: thường khoảng 2-3% các trường hợp động kinh
  • Các bệnh về não: viêm não, viêm màng não, u não,…
  • Nhiễm độc: nhiễm độc cồn, rượu
  • Rối loạn phát triển: tự kỉ
động kinh
Động kinh xuất hiện phần lớn ở trẻ em (Nguồn: Internet)

Điều trị động kinh như thế nào?

Thông thường bác sĩ sẽ chọn một số phương pháp để kiểm soát cơn co giật cho bệnh nhân vì không phải bất kì bệnh nhân động kinh nào cũng có thể được điều trị.

Điều trị nội khoa

Tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ của bệnh nhân động kinh mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc cho phù hợp với người bệnh. Nhìn chung, các cơn động kinh thường được kiểm soát khoảng 70% mặc dù diễn tiến và sự xuất hiện của nó khá đột ngột.

Điều trị ngoại khoa

Khi cơn co giật chỉ xuất hiện ở một phần nhỏ của não, bác sĩ sẽ cho tiến hành thực hiện phẫu thuật động kinh tác động vào khu vực gây ra động kinh và không gây ảnh hưởng đến các vùng chức năng quan trọng.

Tuy nhiên nếu một phần xảy ra cơn động kinh khó được loại bỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh lan sang phần khác.

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác: Đây là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi thường chiếm tỷ lệ cao hơn.
  • Tiền sử gia đình
  • Các chấn thương ở vùng đầu
  • Đột quỵ và các bệnh về mạch máu
  • Nhiễm trùng não
  • Co giật ở trẻ em
động kinh
Yếu tố nguy cơ bệnh động kinh (Nguồn: Internet)

Hạn chế diễn tiến của các cơn động kinh bằng cách nào?

  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nhận biết nguyên nhân: biết được nguyên nhân gây nên các cơn động kinh, người bệnh có thể tránh nó và kiểm soát tốt hành vi của bản thân.
  • Thăm khám định kì: việc thăm khám theo định kì này giúp bạn đánh giá được hiệu quả điều trị và có hướng kiểm soát tốt cơn động kinh
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh và biết chăm sóc bản thân

Danh sách bệnh viện điều trị động kinh uy tín nhất cả nước

Đà Nẵng

Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng

Hà Nội

Bệnh viện tâm thần Trung ương

Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện tâm thần TP.HCM

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về sức khỏe tại đây:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để có những thông tin hữu ích về sức khỏe bạn nhé!

Phấn nụ bà tùng ✅ phấn nụ hoàng cung ✅ phấn nụ cung đình ✅ 0909443302 ✅ Phannubatunghue.vn
phấn nụ
phan nu
phấn nụ cung đình
phấn nụ hoàng cung
phấn nụ bà tùng
https://phannubatunghue.vn/
#phannu #phannubatung #phannuhoangcung #phannucungdinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

200+ hình ảnh 12 cung hoàng đạo đẹp, độc đáo nhất: chibi, anime, cổ trang đủ cả!

Choosing Cannabis Legalization

[BST] 200+ hình nền máy tính full HD, 4K tuyệt đẹp đừng bỏ lỡ: Lưu ngay thôi!